Lễ Vu Lan báo hiếu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa và Những nghi thức, cách thức cúng vào ngày Lễ Vu Lan

158
0

Lễ Vu Lan và Tình Thân Báo Hiếu

Lễ Vu Lan hay còn được gọi là ngày lễ báo hiếu trong Phật Giáo Việt Nam. Tên “Vu Lan” của ngày lễ được lấy từ “Vu Lan Bồn” được dịch ra sát nghĩa trong tiếng Phạn có nghĩa là “sự giải thoát” thường gắn với ngày 15/7 (âm lịch) hằng năm. Trong năm 2023, lễ vu lan sẽ rơi vào Thứ Tư ngày 30/8.

Lễ Vu Lan, còn được gọi là Lễ hội Vu Lan, là một trong những ngày lễ quan trọng trong nền văn hóa và tâm linh của người dân Việt Nam. Đây không chỉ là một dịp để các con cái thể hiện lòng biết ơn, tôn kính và báo hiếu đối với cha mẹ, tổ tiên, mà còn là cơ hội để ghi nhớ và thể hiện sự tri ân đối với những người đã qua đời.

Nguồn Gốc Của Lễ Vu Lan

Được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm trùng với ngày xá tội vong nhân. Khiến nhiều người còn nhầm lẫn 2 ngày này là một có ý nghĩa giống nhau. Tuy rằng có thể gộp chung những nghi thức thực hiện của hai ngày thành một quy trình chung, nhưng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa sẽ giúp biết được tại sao ngày lễ Vu Lan được thực hiện vào rằm tháng 7 hằng năm. 

Trong Phật Giáo ngày lễ Vu Lan ra đời đã lâu, dựa vào sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên – một phật tử của của Phật Thích Ca khi ngài đã cứu được mẹ ra khỏi kiếp khổ ngạ quỷ. Tuy nhiên, để ngài cứu được mẹ đã phải nhờ thỉnh chư tăng mười phương vào tháng 7 âm lịch, sắm sửa lễ vật cúng dường Tam Bảo từ đó mới lấy được phước báu cho mẹ thoát khỏi kiếp nạn. 

Sau này Phật chứng rằng “ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì có thể dùng cách này”. Từ đó cứ vào rằm tháng 7 mới có tục làm lễ Vu Lan để báo hiếu cho cha mẹ, trả công ơn sinh thành và dưỡng dục. 

Khi Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam mạnh mẽ ở thời Lý, ngày lễ Vu Lan được nhà vua Lý Nhân Tông chọn là ngày lập đàn cầu siêu cho cha mẹ (Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư). Từ đó trở đi ngày lễ Vu Lan không còn chỉ dành riêng cho những Phật Tử theo chân nhà Phật mà trở thành ngày của bất kỳ ai mong muốn báo hiếu cho cha mẹ.

Ý Nghĩa Của Ngày Lễ Vu Lan

Được thể hiện rõ trong tên Vu Lan – sự giải thoát, ý nghĩa ngày này giúp những ai đang và đã là những con được cha mẹ sinh ra và nuôi lớn thì luôn phải nhớ ân công to lớn ấy. Bên cạnh đó, lớn hơn là ý nghĩa của ngày lễ báo hiếu cũng phải nhớ những người truyền đạt kiến thức, người dạy dỗ nên người và phải tri ân chính đồng loại kề bên.

Sự giải thoát không chỉ đơn giản là sự giải thích đơn thuần của tên ngày lễ Vu Lan mà mang đầy ý nghĩa to lớn được đúc kết từ ngụ ý to lớn của nhà Phật là “TỪ – BI – HỶ – XẢ” và mọi thứ đều phải  “VÔ NGÃ – VỊ THA” lớn hơn sự đền đáp là bỏ đi những cái đã qua từ đó mới có lòng yêu thương chân thành. 

Là một trong những ngày đại lễ của Phật giáo vì vậy khắp các chùa lớn nhỏ tại Việt Nam các nghi thức thường được làm rất bài bản và long trọng. Nhất là với nghi thức “bông hồng cài áo”sẽ nhắc nhở cho mỗi người về hiếu hạnh của mình đối với cha mẹ.

Tôn Kính Cha Mẹ và Tổ Tiên

Một phần quan trọng của Lễ Vu Lan là tình thần báo hiếu và tôn kính đối với cha mẹ. Đây là dịp để những người con thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến và tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho họ. Những hoạt động như cúng dường, cầu nguyện và đọc kinh là cách để thể hiện lòng tôn kính và tri ân đối với những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình.

Tương Thân Tương Ái và Tâm Linh

Lễ hội này cũng mang ý nghĩa về tương thân tương ái và tâm linh. Thông qua việc cúng dường và từ thiện, người ta truyền tải thông điệp về tình thương và lòng nhân ái. Việc chia sẻ với những người khó khăn trong xã hội là một phần quan trọng của Lễ Vu Lan, thể hiện lòng tương thân tương ái và sẵn sàng giúp đỡ những người cần sự hỗ trợ.

Những nghi thức nổi bật thường được thực hiện trong ngày lễ vu lan

Nghi thức “bông hồng cài áo”

“Bông hồng cài áo” là một trong những nghi thức lớn và ý nghĩa nhất của lễ Vu Lan được bắt nguồn từ chuyến công tác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến đất nước Nhật Bản. Khi đến đây, ông được người Nhật kính trọng cài lên ngực một bông hoa hồng trắng. Với biểu trưng cho sự tri ân, hiếu hạnh từ đó Thiền sư đã sáng tác ra tác phẩm “Bông hồng cài áo” vào những năm 1960. Sau đó vào lễ Vu Lan hằng năm Đại đức Thích Giác Giáo đã đưa nghi thức này vào trở thành những nghi lễ nổi bật của lễ hội. 

Đầu tiên, khi thực hiện nghi thức này các sư thầy ở các chùa chỉ dùng duy nhất bông hoa hồng đỏ để biểu thị cho sự nhớ ơn công sinh thành của con cái đối với cha mẹ. Với bất kỳ phật tử nào đến chùa hoặc những ai muốn tỏ lòng thành kính khi đến chùa sẽ được các sư trao những bông hồng vì vậy cũng lý giải lý do nghi thức có tên là “bông hồng cài áo”.

Nghi thức “bông hồng cài áo”
Nghi thức “bông hồng cài áo”

Tuy nhiên, sau này để nghi thức được thêm trang trọng. Tại một số những ngôi chùa đã phân chia thêm màu sắc của hoa được cài trên áo thể hiện một số ý nghĩa nhất định. Với những ai được đeo những bông hồng đỏ trên ngực thể hiện những người vẫn còn cha còn mẹ. Nếu người mồ côi cha hoặc mẹ sẽ được cài lên bông hoa hồng nhạt. Người đã mất cả cha lẫn mẹ sẽ phải cài lên mình bông hoa màu trắng. Đặc biệt hơn hết, với các tu sĩ sẽ cài lên mình bông hoa màu vàng với ý nghĩa cao cả  hơn “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”.

Nghi thức cầu kinh, cúng lễ và phóng sinh

Ngoài đại lễ “bông hồng cài áo” thì những nghi thức cầu kinh, cúng lễ, phóng sinh cũng được thực hiện nhằm để phổ độ chúng sinh và cầu siêu thoát cho những linh hồn còn vướng đau khổ. Những nghi lễ này cũng xuất phát từ nguồn gốc của lễ Vu Lan đó là thỉnh chư tăng mười phương, chuẩn bị lễ vật cúng dường Tam Bảo lấy được phước Báu báo hiếu cho cha mẹ.

Nạn có thể tham khảo Bài kinh vu lan 2023 tiếng việt dễ đọc ở đây

Trình tự khi cúng lễ vu lan tại nhà trong ngày báo hiếu cha mẹ 

Để nhớ ơn và báo hiếu cho cha mẹ trong ngày lễ Vu Lan, nếu không có điều kiện thời gian nhưng có tâm trong thành kính thì cũng có thể làm mâm cúng tại gia không nhất thiết phải đến chùa. Thông thường, ngày lễ vu lan và ngày xá tội vong nhân sẽ trùng một ngày vì vậy có thể gộp 2 lễ này cúng kính ngay tại nhà. Trình tự cúng sẽ theo thứ tự như sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng ông bà tổ tiên và cuối cùng là cúng chúng sinh.   

  • Cúng Phật: chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả.
  • Cúng thần linh: chuẩn bị thêm 1 chai rượu trắng, mũ 5 quan, trái cây, hoa tươi, gà luộc.
  • Cúng gia tiên: có thể cúng chay hoặc mặn. Chuẩn bị thêm quần áo tiền vàng đủ với những người thờ trong gia đình, 
  • Cúng chúng sinh: chuẩn bị thêm chén muối, chén gạo, nồi cháo trắng, bánh kẹo, nến và nhang.
Trình tự cúng lễ Vu Lan và cúng xá tội vong nhân có chút khác nhau cần lưu ý
Trình tự cúng lễ Vu Lan và cúng xá tội vong nhân có chút khác nhau cần lưu ý

Lưu ý: Nếu nhà bạn có thờ Phật và chuẩn bị mâm cơm chay thì cúng thần linh cũng có thể cúng chay để đồng nhất về lễ vậy. Không nên vừa chay và mặn sẽ phạm phải một số điều cấm kỵ trong trình tự cúng lễ. Nếu không biết chuẩn bị các lễ vật sao cho hợp lý, hãy tìm đến các sư thầy hoặc thầy cúng có kinh nghiệm để được chỉ giáo. 

Ngày lễ báo hiếu cha mẹ là ngày nào 2023 ? Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là ngày bao nhiêu?

Ngày lễ vu lan báo hiếu cha mẹ năm nay như sau: Lễ Vu Lan 2023 rơi vào thứ 4, ngày 30/08 dương lịch.

Lễ Vu Lan 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 18/08 dương lịch. Lễ Vu Lan 2025 rơi vào thứ 7, ngày 06/09 dương lịch.

Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là một ngày lễ truyền thống mà còn là một dịp để nhắc nhở về tình thương và tôn kính đối với cha mẹ, tổ tiên và những người đã qua đời. Từ khóa “Lễ Vu Lan” thể hiện sự quan trọng của ngày lễ này trong văn hóa và tâm linh của người Việt Nam. Thông qua việc tập trung vào lòng biết ơn và tương thân tương ái, Lễ Vu Lan báo hiếu thể hiện tinh thần đoàn kết và yêu thương trong cộng đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *