Nguồn gốc lịch sử, ra đời và phát triển của Tịnh Độ Tông

116
0
Nguồn gốc lịch sử, ra đời và phát triển của Tịnh Độ Tông

Tịnh độ tông là gì?

Tịnh Độ Tông, còn được gọi là Tịnh thổ tông hay Liên tông, là một pháp môn quyền khai của Phật giáo. Trường phái này được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Nguồn gốc lịch sử, ra đời và phát triển của Tịnh Độ Tông

Nguồn gốc và sáng lập Tịnh độ tông

Tịnh Độ Tông được sáng lập bởi cao tăng Huệ Viễn (zh. 慧遠) người Trung Quốc. Ngài Huệ Viễn là người đời nhà Tấn, sinh năm 334 và mất năm 416. Ông là người họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền, ở Nhạn Môn, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Trong quá trình tu tập, ông đã mấy lần thấy một vị Phật Di Đà, với hào quang phản chiếu khắp hư không. Khắp trong những ánh viên quang ấy hóa hiện vô số những vị Phật, mỗi vị Phật đều có Ngài là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hai bên.

Sư Huệ Viễn cho rằng sau này là thời mạt pháp, chúng sinh khó lòng tự lực tu hành. Tu niệm Phật và nhờ tha lực của Phật A Di Đà là một phương pháp “dễ dãi” nhất để tiến tới giải thoát.

Mục đích và phép tu của Tịnh độ tông

Mục đích của Tịnh độ tông là tin tưởng và nguyện sinh về Tây phương Cực Lạc của vị Phật A Di Đà làm Giáo chủ. Phép tu cao nhất của Tịnh độ là tự coi thể tính của mình là A Di Đà. Và nếu quán được linh ảnh của Di Đà là bằng chứng chắc chắn nhất sẽ được sinh về cõi Tịnh thổ Cực Lạc của Ngài.

Tịnh độ tông có ba bộ kinh chính là: Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Năm 402, Huệ Viễn thành lập Bạch Liên Xã, tụ tập tăng sĩ cùng cư sĩ đứng trước tượng Phật A Di Đà phát nguyện sinh về Tây phương Cực lạc. Bạch Liên Xã quy tụ hơn ba ngàn người, trong đó có 123 vị được tôn là hiền nhân.

Sự phát triển của Tịnh độ tông

Sau khi Huệ Viễn thành lập Bạch Liên Xã vào năm 402, Đàm Loan (zh. 曇鸞) đã tiếp tục phát triển tích cực trường phái này. Sư cho rằng trong thời mạt pháp thì tự lực không còn đủ sức để giải thoát. Sư từ chối con đường “gian khổ” của những trường phái khác và chấp nhận giải pháp “dễ dãi” là dựa vào một tha lực là đức A Di Đà. Theo Sư, chỉ cần nhất tâm quán niệm danh hiệu A Di Đà là đủ để sinh về cõi của Ngài. Sư viết nhiều luận giải về Quán Vô Lượng Thọ kinh. Trong thời này, trường phái Tịnh Độ được truyền bá rộng rãi – vì so với các trường phái khác, trường phái này xem ra “dễ” hơn.

Kết luận

Tịnh Độ Tông đã có một lịch sử dài và phong phú. Ngày nay, trường phái này vẫn được lưu truyền và được áp dụng rộng rãi ở các nước Á Đông. Với giáo nghĩa thuộc hệ tư tưởng Đại thừa và xuất hiện vào thời kỳ Phật giáo Phát triển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *